Tìm kiếm tin tức
Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm
Ngày cập nhật 13/07/2020

Ngày 06/7, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1622/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030.

 

 

Khai thác tài nguyên bản địa, đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và chế biến dược liệu là một trong những nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở sử dụng có hiệu quả những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, UBND tỉnh cũng nêu quan điểm rõ ràng rằng,việc  phát triển dược liệu phải gắn với bảo tồn, du lịch và khai thác hợp lý nguồn dược liệu tự nhiên đặc hữu, quý hiếm của tỉnh; bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Khuyến khích khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và kết hợp với y dược hiện đại.

Theo đó, mục tiêu cụ thể của Đề án được phê duyệt là: Bảo tồn và khai thác dược liệu tự nhiên; Đầu tư phát triển diện tích trồng dược liệu; Huy động doanh nghiệp phát triển các sản phẩm từ cây dược liệu theo tiêu chí của Chương trình OCOP.

Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình OCOP như : Quy hoạch phát triển vùng dược liệu và lựa chọn loài dược liệu ưu tiên; Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu trên địa bàn tỉnh; Xây dựng "Trục văn hóa - Thảo dược" phát triển các sản phẩm dược liệu gắn với Chương trình OCOP tại Thừa Thiên Huế; Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong phát triển vùng nguyên dược liệu và các sản phẩm dược liệu trên địa bàn; Phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm dược liệu.

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã lựa chọn các sản phẩm dầu tràm và các loại dược liệu là 1/16 loại sản phẩm chủ lực của tỉnh, đồng thời trên cơ sở đó tỉnh đã ban hành khung giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực theo hướng chuỗi giá trị. Việc phát triển các sản phẩm dược liệu theo chuỗi giá trị, cần có chính sách hỗ trợ phát triển từ vùng nguyên liệu đến bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu, nâng cao khả năng thương mại hóa sản phẩm và đến tiếp cận thị trường.

Trên cơ sở những yêu cầu của Đề án, chính sách của Đảng và Nhà nước, UBND tỉnh đã đưa ra các nhóm giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới, tập trung vào các nội dung chủ yếu như: Tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương của tỉnh về đầu tư phát triển cây dược liệu; Giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Đề án trong đó nguồn kinh phí được Huy động các nguồn lực hỗ trợ từ trung ương đến địa phương, nguồn vốn vay ưu đãi, các nguồn hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và các nguồn xã hội hóa khác; Giải pháp tổ chức thực hiện bao gồm thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án, Phân công thực hiện Đề án.

Xem chi tiết tại file đính kèm!

 

Trần Đình Tuân
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 987.254
Truy cập hiện tại 495