Tìm kiếm tin tức
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam
Ngày cập nhật 20/07/2019

Trong thời kì mở cửa, hội nhập kinh tế với toàn cầu, chúng ta đã xây dựng được nhiều mối quan hệ kinh tế quốc tế. Một trong những mối quan hệ kinh tế này là việc hợp tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, hay còn gọi là xuất khẩu lao động (XKLĐ), Hoạt động XKLĐ của Việt Nam đang ngày càng mở rộng đến nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn lao động của các nước, với đủ các loại hình lao động khác nhau. Đồng thời, hoạt động này đã tạo cho người lao động Việt Nam nhiều cơ hội làm việc, tìm kiếm được nguồn thu nhập tốt. Tuy nhiên, xung quanh hoạt động XKLĐ đang tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

 

Để giải quyết tình trạng bất ổn trên, việc các quốc gia phải tìm kiếm và sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài để bù đắp một phần thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sản xuất và phát triển kinh tế của nước mình là tất yếu. Các nước xuất khẩu lao động thường là các quốc gia kém hoặc đang phát triển, có dân số đông, thiếu việc làm, hoặc có thu nhập thấp, không đủ đảm bảo cho cuộc sống gia đình và chính bản thân người lao động. Nhằm khắc phục tình trạng khó khăn này, các quốc gia phải tìm kiếm việc làm cho những người lao động đó từ bên ngoài. Trong khi đó, các nước kinh tế phát triển thường có ít dân, thậm chí nhiều nước đông dân, nhưng vẫn không đủ nhân lực để đáp ứng nhu cầu sản xuất do nhiều nguyên nhân, như: công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm… nên không hấp dẫn lao động của chính nước họ, gây thiếu hụt lao động. Để duy trì phát triển sản xuất, các nước này chỉ còn cách là đi thuê lao động từ nước ngoài về làm việc ở những nước kém phát triển hơn.

Bên cạnh đó, nguồn thu nhập cao từ hoạt động xuất khẩu lao động của người lao động đã góp phần cải thiện đời sống gia đình và thân nhân họ, giúp nhiều gia đình trở nên khá giả, nhiều lao động sau khi về nước đã trở thành các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp, tạo việc làm cho một bộ phận lao động khác, đóng góp vào sự phát triển và ổn định kinh tế - xã hội. Xuất khẩu lao động còn là công cụ để chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng, nâng cao tay nghề và rèn luyện tác phong công nghiệp cho người lao động, đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước trên thế giới. Vì vậy, xuất khẩu lao động đang được coi là một trong những ngành kinh tế đối ngoại mang lại nhiều lợi ích to lớn cả về mặt kinh tế - xã hội, là giải pháp tạo việc làm quan trọng và mang tính chiến lược của nước ta.

Trích TS ĐỖ THỊ KIM THU (Khoa Tài chính Ngân hàng – Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.004.953
Truy cập hiện tại 440