Tìm kiếm tin tức
HTX DV CHẾ BIẾN, THU MUA, TIÊU THỤ MẮM VÀ NƯỚC MẮM TÂN THÀNH – TRÊN ĐƯỜNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Ngày cập nhật 26/06/2022

Quảng Công là một xã ven biển và đầm phá của huyện Quảng Điền. Toàn xã có 9 thôn, có 1495 hộ với 6978 nhân khẩu, với tổng diện tích đất tự nhiên: 1.252,28ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 484,83ha, nuôi trồng thủy sản 767,45ha. Trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân của xã đã và đang tích cực triển khai nhiều nội dung quan trọng liên quan đến việc thực hiện thành công các mục tiêu đề ra để phát triển KT-XH địa phương và xây dựng thành công xã đạt Nông thôn mới nâng cao.

Trước đây, khi nhắc đến vùng biển bãi ngang xã Quảng Công, Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhiều người thường nghĩ ngay đến một vùng quê nghèo, nơi có những người phụ nữ lam lũ, quanh năm đầu tắt mặt tối mà không đủ ăn. Nhưng những năm gần đây, những người phụ nữ vùng biển bãi ngang này đã đóng góp công sức, tiền của thành lập Hợp tác xã (HTX) Chế biến nước mắm, làm ăn ngày càng hiệu quả, mở ra một hướng thoát nghèo mới cho chị em vùng biển.

Vùng biển có 4 thôn với gần 65 thuyền đánh bắt gần bờ. Trước thực trạng sản phẩm của ngư dân đánh bắt về bị tư thương ép giá, trong khi phụ nữ trong xã lại thiếu công ăn việc làm, nên điều kiện kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Sau nhiều chuyến khảo sát nhu cầu việc làm, tìm hiểu đời sống của hội viên, phụ nữ, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Quảng Công đã gợi ý cho hội viên phụ nữ ở Thôn Tân Thành phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, có thể thành lập mô hình cơ sở chế biến thủy, hải sản Tân Thành gồm 32 chị. Sau khi được Ủy ban nhân dân xã tạo điều kiện thành lập Hợp tác xã chế biến nước mắm Tân Thành của các chị đã ra đời năm 2020 trong điều kiện đó, với 5 hội viên tham gia.


Việc thành lập được Hợp tác xã đã khó, nhưng để cho nó đi vào hoạt động thực sự hiệu quả, trở thành niền tin cậy, giúp chị em hội viên phụ nữ có được công ăn việc làm, thu nhập ổn định lại càng khó hơn. Trước tình hình đó thiếu nguồn vốn đầu tư để phát triển sản xuất, Ban Quản trị Hợp tác xã phải gõ cửa nhiều cơ quan chức năng để tìm sự giúp đỡ. Được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, hội LHPN xã, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách, hỗ trợ cho tiếp cận nguồn vốn vay có lãi suất ưu đãi, được chính quyền địa phương tạo điều kiện về mặt bằng xây dựng nhà xưởng và cơ sở vật chất, hoạt động của HTX Chế biến nước mắm của các chị đã dần dần đi vào ổn định và có sản phẩm xuất ra thị trường.

Đến nay, Hợp tác xã Chế biến nước mắm Tân Thành đã có tổng số vốn gần 600 triệu đồng, trong đó vốn lưu động 270 triệu đồng, đóng góp cổ phần của xã viên 330 triệu đồng và vốn dự trữ 50 triệu đồng. Bình quân mỗi năm, Hợp Tác xã Chế biến nước mắm Tân Thành thu mua và chế biến hơn 20 tấn cá và 10 tấn khuyết, khoảng 10.000 lít nước mắm. Tất cả các sản phẩm của hợp đều được đăng ký tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, từng bước khẳng định được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh và được người tiêu dùng ưa chuộng.

*Chế biến trong lu

Cách làm nước mắm trong lu là một cách khá độc lạ vì người làm nước mắm phải thu thập muối trước một năm, phơi lại cẩn thận rồi ủ muối trong chum, vại sành để muối phải thật già. Sau đó tỷ lệ trộn giữa cá và muối sẽ là 10 trên 3.

 

Điểm đặc biệt ở cách này chính là không phơi hay ủ vại mắm trực tiếp dưới ánh nắng mà chỉ được để dưới bóng râm. Việc này sẽ khiến cá muối được làm chín tự nhiên nhất sau khoảng 12 tháng. Khi đạt độ ngấu thịt cá và dậy mùi thơm thì sẽ tiếp tục công đoạn lọc bằng dụng cụ chuyên biệt được. Cũng chính vì có phương pháp chế biến thủ công truyền thống đặc biệt này mà Hợp tác xã Nước mắm vẫn bảo tồn nguyên vẹn hương vị thơm ngon đặc trưng của nước mắm địa phương.

Nhờ sự cải tiến một số công đoạn như đắp lu, kéo ruốt bằng các phương pháp máy móc nên trong quá trình làm được nhanh hơn và được giảm công

Với mỗi phương pháp nước mắm  thành phần sẽ có hương vị và màu sắc khác nhau, tuy nhiên hợp tác xã nước mắm Tân Thành vẫn đảm bảo yếu tố sạch và an toàn, nguyên chất đặc trưng cho truyền thống của mô hình nước mắm Tân Thành từ bao đời nay để lại

Đối với cơ sở sản xuất nước mắm Tân Thành theo khâu ủ mắm đều được làm bằng tay, nhất là công đoạn lọc cặn bã được lọc bằng thủ công vải, mặc dù đây là cách lọc loại bỏ hoàn toàn các loại cặn lắng trong nước mắm

Nếu như trước đây, gia đình chị Hồ Thị Giang – Chủ nhiệm HTX, cũng như gia đình các xã viên như Nguyễn Thị Bến, Dương Thị Thúy, Lê Thị Lọc… đều nghèo khó, thì từ ngày tham gia Hợp Tác xã, kinh tế gia đình tất cả các chị em đã khấm khá lên rất nhiều. Hợp Tác xã chế biến nước mắm Tân Thành đã thực sự trở thành niền tin cậy cho các chị em nói riêng và cho cả ngư dân vùng biển bãi ngang Quảng Công nói chung.

Đến thăm Hợp Tác xã Chế biến nước mắm Tân Thành vào những ngày đầu năm mới, tôi cảm nhận được một điều, nhìn khuôn mặt ai cũng rạng rỡ niềm vui sau một năm sản xuất, kinh doanh thắng lợi. Và tôi tin rằng những năm tới, Hợp tác xã của các chị sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công…

Lê Thị Thu Hà
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 984.493
Truy cập hiện tại 73