Tìm kiếm tin tức
Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số ngành Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Ngày cập nhật 31/05/2021

Ngày 27/5/2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 192/KH-UBND triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số ngành Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

 

Theo đó, mục tiêu cơ bản đến năm 2025, đối với phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động: Nghiên cứu, áp dụng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật bắt kịp thay đổi nhanh chóng của công nghệ, bảo đảm phát triển, vận hành Chính phủ điện tử ngành, đáp ứng yêu cầu tiến trình chuyển đổi số. 100% văn bản đi, đến được cập nhật, xử lý trên môi trường mạng (trừ văn bản mật); 100% ý kiến chỉ đạo được theo dõi và xử lý trên môi trường mạng; 100% đơn thư và khiếu nại đủ điều kiện xử lý, giải quyết được cập nhật trong Hệ thống quản lý công tác tiếp dân và xử lý đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ảnh; 100% lịch họp được đăng ký và phát hành giấy mời qua mạng. 100% thủ tục hành chính (TTHC) được triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4; 70% dịch vụ hành chính công phát sinh hồ sơ trực tuyến; tích hợp các DVCTT với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC. 100% cán bộ, công chức, viên chức của ngành được cấp phát chữ ký số;  100% cán bộ lãnh đạo cấp Phòng trở lên của ngành được cấp phát chữ ký số qua sim di động...

Đối với mục tiêu Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; phấn đấu xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về thu nhận, tạo lập, quản lý tài nguyên số về TNMT, cho phát triển kinh tế số. Cung cấp và triển khai dịch vụ dữ liệu, thông tin về TNMT cho tổ chức, cá nhân, cộng đồng cho phát triển kinh tế số, dịch vụ nội dung số.

Đối với mục tiêu Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, phấn đấu Tuyên truyền, truyền thông số nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển đổi số TNMT. Sử dụng phương thức, công nghệ số nâng cao chất lượng dịch vụ, khả năng tương tác, phục vụ minh bạch hóa, đảm bảo trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước làm hài lòng người dân, doanh nghiệp, tạo thói quen sử dụng dịch vụ số, góp phần phát triển xã hội số. 100% cán bộ công chức, viên chức ngành TNMT cài đặt Hue-S và triển khai các hoạt động công vụ trên nền tảng Hue-S. 100% các vấn đề của ngành TNMT được thông báo, tuyên truyền qua Hue-S. 100% phản ánh hiện trường, góp ý của người dân liên quan đến ngành TNMT  được xử lý đảm bảo đúng điều kiện...

Mục tiêu cơ bản đến năm 2030, đối với Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, phấn đấu Xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo đảm phát triển Chính phủ số ngành TNMT. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức triển khai thực hiện để thu nhận, tạo lập, quản lý toàn diện nguồn tài nguyên số về TNMT, phục vụ quản lý “không gian phát triển” của tỉnh. 100% dịch vụ hành chính công phát sinh hồ sơ trực tuyến, tích hợp các DVCTT với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 95% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu TNMT bảo đảm cung cấp, chia sẻ dữ liệu cho thực hiện dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp, làm nền tảng phát triển Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh. 100% thiết bị trong điều tra, khảo sát, quan trắc, đo đạc thu nhận dữ liệu sử dụng công nghệ số, trong đó 90% sử dụng công nghệ IoT...

Đối với mục tiêu Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, phấn đấu nghiên cứu, áp dụng cơ chế tài chính xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên và môi trường. Huy động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng hoạt động xây dựng, cung cấp dữ liệu số, cung cấp dịch vụ số,... về TNMT. Cung cấp đầy đủ dịch vụ dữ liệu, thông tin về TNMT cho phát triển kinh tế số, dịch vụ nội dung số.

Đối với mục tiêu Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, phấn đấu nâng cao năng lực quản lý, phục vụ, minh bạch hóa, đảm bảo trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, làm hài lòng người dân, doanh nghiệp trên nền tảng số góp phần phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số.

Theo đó, Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về: Phát triển nền tảng cho chuyển đổi số; Phát triển Chính quyền số trong ngành tài nguyên và môi trường; Phát triển kinh tế số trong ngành tài nguyên và môi trường; Phát triển xã hội số trong ngành tài nguyên và môi trường. Trong đó, đối với nhiệm vụ Phát triển nền tảng cho chuyển đổi số, Kế hoạch triển khai các giải pháp trọng tâm về: Chuyển đổi nhận thức; Kiến tạo thể chế; Phát triển hạ tầng số; Phát triển dữ liệu; Xây dựng nền tảng số; Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; Hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số; Phát triển nguồn nhân lực.

 

Trần Đình Tuân
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.406.950
Truy cập hiện tại 482