Mục đích đặt ra là hoàn thiện nền tảng Chính phủ điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng.
Trong đó, hoàn thiện Cổng dịch vụ công tỉnh tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến liên thông trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng; triển khai nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu, kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; triển khai hoạt động giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng tập trung một cách phù hợp, bảo đảm hiệu quả;
Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, gồm: Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 gắn với tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến liên thông trên Cổng dịch vụ công quốc gia bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng (cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt tỷ lệ 30% trong năm 2020 theo chỉ tiêu theo Nghị Quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ). Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành; trong đó, hoàn thiện phần mềm quản lý văn bản và điều hành của tỉnh, triển khai thực hiện việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ giao; 100% văn bản điện tử được gửi, nhận ở cả 4 cấp chính quyền đáp ứng yêu cầu về nội dung, thẩm quyền, thể thức, ký số và xác thực theo quy định....
Triển khai, sử dụng các nền tảng dùng chung bảo đảm phát triển Chính phủ điện tử được đồng bộ, thống nhất, tránh trùng lặp. Trong đó, hoàn thành Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh phiên bản 2.0 bảo đảm tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; xây dựng và duy trì hạ tầng kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu trong nội bộ các tỉnh và kết nối, chia sẻ dữ liệu với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Triển khai LGSP nhằm tạo lập nền tảng phục vụ việc phát triển ứng dụng dịch vụ Chính quyền điện tử được hiệu quả, thống nhất trên nền tảng dùng chung, tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu trong nội bộ tỉnh và là đầu mối để kết nối đến các hệ thống thông tin bên ngoài.
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân, doanh nghiệp. Trong đó, tăng cường công tác đào tạo, tuyên truyền về Chính quyền điện tử kết hợp với an toàn, an ninh mạng cùng các bài học, kinh nghiệm, thực tiễn tốt trong nước và quốc tế…nhằm thay đổi tư duy, nhận thức, đổi mới lề lối, phương thức làm việc trên môi trường điện tử; đối với người dân, doanh nghiệp sẽ tăng cường công tác đào tạo, tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng về Chính quyền điện tử để thay đổi tư duy, nhận thức về sự hiệu quả, tiện lợi, an toàn của dịch vụ Chính quyền điện tử.